Ba năm học cấp 3 là khoảng thời gian quan trọng để các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho cấp học cao hơn. Không chỉ học văn hóa, các em cần bổ sung thêm cơ hội thực hành, rèn luyện kỹ năng và hướng nghiệp.
Bạn đang xem: Học sinh trung học phổ thông
++ Mời quý phụ huynh và học sinh tham khảo thông tin: Tuyển sinh lớp 7 trường nội trú
Học sinh THPT cần học gì?
Thực hành kiến thức đã học
Học văn hóa thôi chưa đủ, kiến thức mà các em học thuộc trong sách giáo khóa sẽ dần bị quên lãng nếu không cần dùng đến trong cuộc sống hàng ngày. Lý thuyết là nền tảng kiến thức quan trọng nhưng để ghi nhớ tốt hơn, các em cần có cơ hội thực hành. Học đi đôi với hành là tiêu chí giảng dạy tại trường THCS – THPT Hồng Đức. Nhà trường xây dựng hệ thống giáo dục STEM, tạo nên trải nghiệm học tập mới, thú vị và hiệu quả.




Để biết mình thích hợp với ngành nghề nào thì trước tiên các em cần:
+ Biết mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Làm thế nào để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu?
+ Sở thích, năng khiếu cá nhân của các em là gì? Phù hợp và có thể phát triển tốt trong ngành nghề nào?
+ Có những hướng đi sau tốt nghiệp THPT nào để các em lựa chọn? Mỗi hướng đi có những cơ hội nào? Với điểm mạnh yếu của các em thì nên chọn những hướng đi nào?
+ Thị trường lao động và thị trường đào tạo hiện nay như thế nào? Dự đoán xu hướng ngành nghề trong tương lai ra sao?
+ Tiêu chí nào giúp chọn ngành nghề phù hợp?
+ Sau khi đã chọn được ngành nghề thì hãy tìm hiểu xem ngành nghề đó cần những tiêu chí nào để phát triển? Các em đã có những gì và cần thêm những gì?
Các em cần có ý thức tự hướng nghiệp, tìm hiểu và đặt câu hỏi với bản thân, ba mẹ hoặc thầy cô để tìm lời giải đáp.
Xem thêm: Tin Tức Giáo Dục Mầm Non
Trong suốt quá trình tìm kiếm đam mê, sở thích và ước muốn của mình, các em luôn có sự đồng hành của bạn bè, ba mẹ và thầy cô. Họ sẽ luôn chia sẻ những khó khăn mà các em đang gặp phải, đồng thời phân tích để các em hiểu những điều đúng đắn.