Bài viết này, Zest sẽ chia sẻ về tổng quan trường và cách thức luyện thi vào trường Đại học Mỹ Thuật TP HCM

I/ Giới thiệu:

1.1/ Lịch sử:

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Tiền thân là trường Vẽ Gia Định (Escole de Dessin) được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1913. Năm 1917, trường đổi tên là trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, một trường mỹ thuật duy nhất ở miền Nam Việt Nam được xếp vào bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và được công nhận là thành viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí Mỹ thuật Paris.

Bạn đang xem: Trường đại học mỹ thuật tp hcm

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: Đại học chính quy và Đại học tại chức.

1.2/ Mục tiêu:

Quan điểm đào tạo bậc đại học của Trường là phát triển chiều sâu nhóm ngành Mỹ thuật tạo hình; phát triển chiều rộng nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng. Từng bước xây dựng Nhà trường theo mô hình đại học tiên tiến phát triển trên cả ba lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác nghệ thuật. Xây dựng và phát triển Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực.

1.3/ Tầm nhìn:

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có uy tín về mỹ thuật hàn lâm, mỹ thuật ứng dụng ở khu vực phía Nam và trong cả nước. Phấn đấu tới năm 2030, công tác đào tạo của Nhà trường sẽ ngang tầm khu vực châu Á và có chỗ đứng uy tín trên thế giới trong lĩnh vực mỹ thuật.

1.4/ Sứ mệnh:

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực mỹ thuật ở bậc trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và sáng tác những tác phẩm mỹ thuật thuật phù hợp với các ngành đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần bảo tồn và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam.


*

II/ Luyện thi

2.1 Các ngành đào tạo và tổ hợp môn thi?

*Trường ĐHMT chia thành 3 khoa chính:

Mỹ thuật tạo hình: Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Lý luận mỹ thuật.

( là ngành mỹ thuật lâu đời xuất hiện từ thời nguyên thủy được thể hiện qua các di chỉ như các công cụ bằng đá, đồ gốm, đồ trang sức, hình khắc mặt người, các con thú, lá cây trênvách đá, hang đá,…)

Mỹ thuật ứng dụng: Thiết kế đồ họa.

(Mỹ thuật hiện đại xuất hiện và phát triển khi công cụ máy tính xuất hiện, ứng dụng trong ngành công nghiệp quảng cáo, truyền thông…)

Sư phạm mỹ thuật. (đào tạo giảng viên mỹ thuật)

*

**Ưu điểm đặc biệt của trường Đại học Mỹ Thuật là môn học “Thực tế”. Sinh viên ngay từ năm nhất sẽ được có ít nhất là một tháng (đối với năm nhất) để được đi “du lịch” trải nghiệm thực tế vẽ ký họa tư liệu con người và phong cảnh ở các tỉnh. Mục đích giúp sinh viên tiếp cận được tư liệu thực tế như tập tục sinh hoạt, cách ăn mặc, lối sống hay nhà cửa, nơi ở, phong cảnh ở các vùng miền. Bên cạnh việc luyện tập kỹ năng ký họa thực tế và thu thập tư liệu phục vụ cho việc sáng tác, sinh viên còn được trải nghiệm kỹ năng sống, trải nghiệm các tình huống khi đi học xa nhà.

Xem thêm: Khái Niệm Giáo Dục Thể Chất, Tìm Hiểu Ngành Giáo Dục Thể Chất

*** Môn Ngữ Văn được xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp môn Văn hoặc điểm trung bình cả năm môn Văn của cấp 3 (với điều kiện trên 5đ). 

Trích đoạn quy định môn Ngữ Văn: 

“Thí sinh lựa chọn 1 trong 3 phương án xét tuyển môn Ngữ văn sau khi đã được công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề. Cụ thể như sau:

Căn cứ vào kết quả thi môn Ngữ văn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia;Điểm trung bình cộng 3 năm môn Ngữ văn lớp 10,11,12;Đối với thí sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề không tổ chức thi tốt nghiệp được xét điểm trung bình cộng 3 năm môn Ngữ văn lớp 10,11,12.Lưu ý: Tất cả các phương án xét tuyển, môn Ngữ văn đều phải đạt từ 5 điểm trở lên.”