
Tiêu đề: Câu : Các khâu của quá trình giáo dục(logic của quá trình GD) Câu : Các khâu của quá trình giáo dục(logic của quá trình GD)* Khái niệm QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC : Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến các dối tượng giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng, với những nội dung, những hình thức và các pp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, để hình thành cho họ những phẩm chất của người công dân theo yeu cầu của xã hội và thời đại.
Bạn đang xem: Các khâu của quá trình giáo dục
*** Quá trình GD diễn ra theo 3 khâu sau đây :1) Giáo dục ý thức Giáo dục trước hết là quá trình tác động vào mặt nhận thức, làm cho mỗi con người có ý thức về mục đích, ý nghĩa và giá trị cuộc sống, hiểu được chân lí, lẽ phải, tính nhân văn, nhân đạo trong các mỗi quan hệ xã hội, từ đó hình thành thế giới quan, lí tưởng sống.•Tác dụng :+ Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của con người+ Là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi văn minh.•Ngược lại : nếu nhận thức sai lệch+ có thể có những việc làm không đúng với lẽ phải, với những quy tắc thông thường.Do đó, giáo dục ý thức là khâu quan trọng nhất của quá trình giáo dục hình thành nhân cách cho con người.--- Đối với học sinh thcs, giáo dục ý thức là 1 khâu hết sức quan trọng, thể hiện qua quá trình học tập và sinh hoạt tập thể. --- Những khái niệm về đạo đức, về quyền lợi và nghĩa vụ, về chuẩn mực xã hội sẽ được hình thành--- Có nhân thức đúng các em mới có cơ sở phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi và công dân có ích trong tương lai.2) Giáo dục thái độ, niềm tin----Thái độ niềm tin chính là biểu hiện cụ thể của lí tưởng sống, của sự tôn trọng giá trị đạo đức và văn minh xã hội của mỗi cá nhân.•GD thái độ niềm tin có tác dụng :+ Thái độ niềm tin là kết quả của quá trình giáo dục, nhưng nó lại có giá trị hướng con người hành động.+ Thái độ niềm tin là chất men kích thích sự chuyển hóa ý thức thành hành vi.+ Thái độ niềm tin là nội lực, là sức mạnh tinh thần để biến những điều đã nhân thức được thành phẩm chất nhân cách, đó cũng chính là tự giáo dục--- Đối với các trường thcs, khâu này cực kì quan trọng. Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn đối với công việc học tập, đối với các mối quan hệ trong gia đình, bè bạn, đối với tự nhiên và môi trường; giáo dục niềm tin vào chân lí, lẽ phải, giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng thầy cô, cha mẹ, thân ái với bạn bè, đó là những phẩm chất cực kì quan trọng3) Giáo dục hành vi, thói quen.--- Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục là tạo lập cho con người những hành ci, thói quen có văn hóa và chúng phải được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm: Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Học Phí, Học Phí Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm 2022
Con người được giáo dục cũng đồng nghĩa với con người đã hình thành được thói quen sống có văn hóa.--- Hành vi thói quen van hóa chính là kĩ năng cuộc sống, là kết quả của nhận thức đồng thời là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của thái độ, niệm tin của con người.--- Hành vi, thói quen được hình thành trong hoạt động, trong các tình huống cụ thể, đó là sản phẩm của quá trình học tập tu dưỡng và luyện tập lâu dài.--- Để giáo dục cho học sinh thcs cần :+ Tổ chức tốt các hoạt động : học tập, lao động, văn nghệ, thể thao và sinh hoạt tập thể.+ các hình thức tổ chức hấp dẫn, sẽ thu hút các em vào các hoạt động đó một cách tự giác. Do đó, quá trình giáo dục càng đạt hiệu quả cao.+ Lựa chọn ND hd hứng thú, kích thích tính tự giác, tích cực tham gia của các em Tóm lại, 3 khâu của quá trình giáo dục có liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, thiếu 1 trong 3 khâu không còn là quá trình giáo dục hoàn chỉnh, mỗi khâu là tiền đề và đồng thời là két quả của các khâu khác Tùy vào tình huống cụ thể mà giáo dục bắt đầu và kết thúc ở đâu, bởi vì giáo dục là quá trình biện chứng, rất sinh động, cần có các pp linh hoạt.Kim Hoàng - SP Lý KTCN K37 - CĐSP Nha Trang |